Thận Yếu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi: BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ | Nơi công tác: Trung Tâm THUỐC DÂN TỘC

Thận yếu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên, việc tìm hiểu kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, các phương pháp chẩn đoán bệnh vô cùng quan trọng, giúp người bệnh có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời nếu mắc phải.

Bác sĩ giải đáp thận yếu là gì?

Thận là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng thải độc, lọc máu và cân bằng điện giải. Vậy thận yếu là gì? Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến các chức năng của thận suy giảm, khả năng bài tiết và lọc bỏ chất cặn bã bị hạn chế. Diễn tiến của bệnh thầm lặng, khó phát hiện, hầu hết các trường hợp nhận biết bệnh khi bước vào giai đoạn nặng, thậm chí các chức năng thận đã suy giảm hoàn toàn.

than yeu
Chức năng thận suy giảm khiến khả năng bài tiết và lọc bỏ chất cặn bã bị hạn chế

Dấu hiệu nhận biết thận yếu

Như đã chia sẻ, bệnh thận yếu trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Vậy nên, người bệnh cần chủ động quan sát các dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất của cơ thể để thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây, bác sĩ tổng hợp 11 dấu hiệu thận yếu phổ biến nhất:

  • Sưng phù: Một trong những dấu hiệu điển hình của thận yếu là cơ thể sưng phù. Bởi khi chức năng thận suy giảm sẽ không thể đào thải muối và chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể, khiến các chất này tích tụ gây sưng phù. Cụ thể, khi dùng tay ấn vào các vị trí này sẽ thấy xuất hiện vết lõm trên da. Phù thường xuất hiện tại xung quanh mắt, bàn chân, mắt cá chân, bàn tay,…
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng: Khi thận suy yếu, các chất như ure, axit và creatinin không thể đào thải khỏi cơ thể dẫn đến tình trạng hôi miệng và thay đổi vị giác. Điều này khiến người bệnh có cảm giác thức ăn mùi vị như kim loại nên chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Tiểu rắt, tiểu nhiều lần: Hầu hết các trường hợp bị thận yếu đều gặp tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Đặc biệt, cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện liên tục vào ban đêm. Điều này cho thấy khả năng lọc và khả năng tái hấp thu của thận đang có vấn đề, dẫn tới lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Nước tiểu có bọt, lẫn máu: Khi chức năng lọc của thận yếu đi, lượng protein và tế bào máu sẽ thất thoát khỏi màng lọc cầu thận, lẫn vào nước tiểu gây hiện tượng tiểu ra máu, nước tiểu sủi bọt. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác như sỏi thận, khối u trong thận hoặc nhiễm trùng.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Người đang bị thận suy yếu thường có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, cơ thể không đủ khả năng để thực hiện hoạt động hằng ngày. Dấu hiệu này sẽ rõ rệt hơn khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn nặng.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh thận yếu. Bởi lúc này, lượng ure trong máu tăng cao gây hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, đặc biệt vào buổi sáng sớm. Những trường hợp suy thận giai đoạn nặng có tần suất nôn nhiều hơn dù ăn uống được gì.
than yeu
Buồn nôn, nôn mửa là biểu hiện của thận yếu
  • Thiếu máu: Chuyên gia cho biết, ngoài chức năng lọc máu, thận còn tham gia vào quá trình tổng hợp erythropoietin. Đây là một loại hormone hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Khi thận suy yếu, nồng độ erythropoietin sẽ giảm khiến cơ thể thiếu máu, trông xanh xao mệt mỏi.
  • Khó thở: Hoạt động của thận kém đi khiến chất lỏng dư thừa động lại nhiều tại phổi, đồng thời lượng oxy giảm do thiếu hồng cầu vận chuyển. Điều này gây tình trạng khó thở cả khi người bệnh không hoạt động nhiều.
  • Huyết áp tăng cao: Thận và huyết áp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi khi thận yếu, một lượng muối không nhỏ sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây tăng huyết áp, cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim tăng cao, mờ mắt,…
  • Rối loạn chức năng sinh lý: Chức năng của thận suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng sinh lý, đặc biệt là ở nam giới sẽ gây các rối loạn chức năng sinh dục như mộng tinh, di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương,… Trong khi đó, nữ giới cũng sẽ gặp tình trạng suy giảm ham muốn, âm đạo khô rát, rối loạn kinh nguyệt.
  • Da khô, ngứa da: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, thận không thể đảm bảo được chức năng lọc máu sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc khiến da bị ngứa, khô, thậm chí có mùi hôi.

Nguyên nhân gây thận yếu

Việc tìm hiểu rõ ràng vệ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Thực tế cho thấy có 4 nhóm nguyên nhân điển hình dẫn tới bệnh thận yếu. Cụ thể như sau:

  • Lạm dụng thuốc Tây y: Các bác sĩ, chuyên gia khoa thận – tiết niệu cho biết việc sử dụng thuốc Tây y trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác hại cho thận, đặc biệt là các loại thuốc như NSAIDs, Advil, Motrin,… Lý do bởi thuốc khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa tại gan và bài tiết qua thận. Vậy nên nếu sử dụng trong thời gian lâu sẽ khiến thận hoạt động quá mức, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới co mạch máu, tổn thương mô thận và suy yếu.
  • Do bệnh lý nền: Một số bệnh nền liên quan mật thiết tới hoạt động của thận và có thể làm tăng nguy cơ yếu thận như bệnh tiểu đường, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, tắc niệu quản, u xơ tuyến tiền liệt,…
  • Thừa cân, béo phì: So với người bình thường, những người thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn. Do lượng mỡ trong cơ thể tăng quá mức gây cản trở lưu thông máu tới thận. Lâu dần sẽ làm thần bị thiếu máu, suy giảm chức năng gây suy yếu.
  • Lối sống không lành mạnh: Nguyên nhân phổ biến dẫn đến thận yếu là lối sống thiếu khoa học như uống nhiều rượu bia, dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá thường xuyên, lười uống nước, thường xuyên nhịn tiểu, ăn quá mặn,…
than yeu
Lạm dụng thuốc Tây y là nguyên nhân phổ biến gây bệnh

Thận yếu có nguy hiểm không?

Thận yếu là bệnh lý diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Có rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã diễn tiến đến giai đoạn nặng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, ung thư bàng quang,… thậm chí có thể gây tử vong. Hơn nữa, thận ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trên cơ thể nên được chuyên gia xếp vào những bệnh lý nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp chữa trị kịp thời thì chức năng thận hoàn toàn có thể phục hồi được. Vậy nên, bạn cần chủ động theo dõi tình trạng của cơ thể và định kỳ thăm khám sức khỏe.

Phương pháp chẩn đoán thận yếu chuẩn xác

Trong trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng hiện tại. Một số phương pháp chẩn đoán được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay như:

Xét nghiệm máu

Đây là kỹ thuật được bác sĩ chỉ định nhằm đo nồng độ creatinin trong máu. Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng mắc bệnh thận hiện tại. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ phụ thuộc vào từng giới tính, độ tuổi, trọng lượng cơ thể. Vì thế, để đảm bảo kết quả chính xác nhất, người bệnh sẽ được tiến hành thêm xét nghiệm Cystatin C.

Xét nghiệm nước tiểu

Một trong những xét nghiệm sẽ được chỉ định để chẩn đoán bệnh thận yếu là xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ tiến hành đo lường lượng nước tiểu mà cơ thể bài tiết trong 1 khoảng thời gian nhất định. Dựa vào kết quả thu được để đánh giá chức năng thận hiện tại.

than yeu
Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định để chẩn đoán bệnh thận yếu

Sinh thiết thận

Để chẩn đoán người bệnh có đang bị thận yếu hay không, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp sinh thiết thận. Không chỉ xác định được mức độ suy giảm chức năng của thận hiện tại mà còn phát hiện được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ được bác sĩ chỉ định như: Siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính nhằm kiểm tra vị trí, kích thước thận, đồng thời phát hiện các tổn thương, áp xe trong thận và tình trạng sỏi thận hiện tại.

Các xét nghiệm khác

Ngoài những xét nghiệm trên, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm ure máu, đo kali huyết, tính mức độ lọc thận,…

Hướng dẫn điều trị thận yếu hiệu quả

Để khắc phục tình trạng thận suy yếu, hiện nay y học có rất nhiều phương pháp. Tùy mức độ suy yếu của thận và thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể, dưới đây là thông tin chi tiết về các cách được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Sử dụng thuốc Tây y

Phương pháp được bác sĩ đánh giá cao về hiệu quả và thời gian phục hồi chức năng thận là sử dụng thuốc Tây y. Đối với từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn chỉ định loại thuốc phù hợp như:

  • Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này có Furosemid, Thiazid,… Đây là các loại thuốc có khả năng kích thích thải độc tố qua đường nước tiểu, nhờ đó giảm nguy cơ tình trạng thận yếu tiến triển nặng hơn.
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Đối với một số người bệnh bị thận yếu dẫn đến huyết áp tăng đột ngột sẽ cần sử dụng loại thuốc này, phổ biến là Amlodipin, Calci Phospho, Felodipin, Atenolol,…
  • Thuốc chống thiếu máu: Người bị thận yếu thường không thể sản sinh đủ hormone cần thiết để kích thích sản xuất hồng cầu. Điều này khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu làm cho người bệnh dễ mắc biến chứng nguy hiểm. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống thiếu máu như Alpha, Darbe epo beta,…
  • Thuốc chống rối loạn Photpho và Canxi: Thận suy yếu dẫn đến rối loạn quá trình hấp thu Photpho và Canxi, gây ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp người bệnh. Những trường hợp này sẽ được kê sử dụng thuốc chống rối loạn Photpho và Canxi.
  • Thuốc cân bằng Axit Uric: Axit Uric là chất chủ đạo dẫn đến bệnh gout, trong khi đó chất này được đào thải trực tiếp qua đường nước tiểu. Nếu thận đang suy giảm chức năng, hàm lượng Axit Uric trong máu sẽ tăng cao, người bệnh cần sử dụng thuốc Allopurinol, Colchicin để cân bằng lại.

Người bệnh cần lưu ý, các loại thuốc Tây y có tác dụng giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh thận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… nếu sử dụng sai cách. Vậy nên, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng, tự ý tăng giảm liều lượng để tránh gây những rủi ro không mong muốn.

Áp dụng bài thuốc Nam tại nhà

Trong trường hợp suy thận ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Nam. Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi có thể tự thực hiện tại nhà, đơn giản và đảm bảo an toàn tuyệt đối bởi thành phần nguyên liệu 100% từ thiên nhiên. Các bài thuốc nam phổ biến hiện nay gồm:

Dùng rau diếp cá tăng cường chức năng thận: Rau diếp cá có chứa các hoạt chất như Myrcene capric acid, Acetaldehyde,… giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở thận và tiết niệu. Bên cạnh đó, thảo dược có khả năng làm giãn nở mạch máu, kích thích thúc đẩy lưu thông nước tiểu, giảm triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 200g rau diếp cá tươi và 2 lít nước lọc.
  • Rửa sạch lá, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 7 phút thì vớt ra, để ráo.
  • Cho lá vào ấm đun cùng 2 lít nước, đợi khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút là được.
  • Cuối cùng chắt nước rau diếp cá ra cốc và uống trong ngày.
than yeu
Dùng rau diếp cá tăng cường chức năng thận

Dùng bồ công anh: Theo Y học cổ truyền, bồ công anh là vị thuốc có tính bình, hơi ngọt đắng, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Bên cạnh đó, Y học hiện đại đã chứng minh thành phần dược liệu có chứa các chất như Inulin, Pectin, Choline,… giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng thận yếu hiệu quả. Cách thực hiện bài thuốc:

  • Chuẩn bị 20g bồ công anh, 20g nhân trần, 20g quất hồng bì và 1 lít nước.
  • Sau khi rửa sạch, cho các dược liệu trên vào ấm và đun với 500ml nước.
  • Khi nước sôi, đợi đến khi cạn còn ½ lượng nước ban đầu thì tắt bếp, rót nước thuốc ra cốc.
  • Nên uống nước thuốc bồ công anh 2 lần/ngày, chia đều uống vào buổi sáng và buổi tối để cải thiện chứng thận yếu.

Nhân sâm: Nhân sâm được biết đến là dược liệu quý hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có thận yếu. Với thành phần có chứa các hoạt chất như glucose, panaxynol, fructose,… sử dụng nhân sâm đúng cách sẽ giúp bổ thận, cường dương, nâng cao thể lực,… nhờ đó, các triệu chứng thận yếu được giảm hiệu quả.

  • Chuẩn bị 5g nhân sâm, 10g hạt sen, 2 thìa đường phèn.
  • Nhân sâm đem thái thành lát mỏng và hạt sen đem ngâm nở.
  • Chưng hoặc hấp cách thủy hỗn hợp trên với đường phèn.
  • Cuối cùng, chắt lấy phần nước cốt để uống hằng ngày.

Các bài thuốc Nam thường cần thời gian từ 2 – 3 tuần để phát huy tác dụng. Vậy nên, người bệnh cần thực hiện đều đặn hằng ngày và duy trì liệu trình thực hiện theo hướng dẫn để đạt được kết quả trị bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, tất cả các nguyên liệu cần được mua hoặc thu hái tại những đơn vị uy tín, đáng tin cậy nhất.

Phương pháp ngoại khoa

Có những trường hợp thận yếu ở mức độ nặng, chức năng của thận đã gần như hoàn toàn suy yếu, các phương pháp sử dụng thuốc Tây y hay thuốc Nam đều không có hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyến nghị thực hiện phương pháp điều trị ngoại khoa như: Chạy thận nhân tạo, ghép thận, lọc màng bụng,…

Các phương pháp này cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, đảm bảo có đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi và nhận được sự hỗ trợ từ trang thiết bị tiên tiến, tối tân.

Thay đổi chế độ ăn uống

Để cải thiện tình trạng thận yếu ở mức độ nhẹ, phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng có tác dụng rất hiệu quả. Cụ thể, những thực phẩm cần bổ sung và cần kiêng kị đã được bác sĩ thống kê chi tiết như sau:

Thực phẩm nên bổ sung: Để hỗ trợ cải thiện chức năng thận, bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên bổ sung các thực phẩm dưới đây:

  • Súp lơ xanh: Loại rau này có chứa nhiều chất xơ cùng các loại vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin K, cùng nhiều chất chống viêm indoles vô cùng tốt cho thận.
  • Giấm táo: Các thành phần hợp chất trong giấm táo có tác dụng làm mòn và tan sỏi cùng các cặn bã lắng đọng trong thận.
  • Bắp cải: Đây là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, acid folic cung nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, vitamin B6,… trong khi đó, hàm lượng kali, natri và photpho rất thấp nên phù hợp cho người thận yếu, giúp thanh lọc và thải độc hiệu quả.
  • Ớt chuông: Tương tự như bắp cải, trong ớt chuông này có chứa lycopene, vitamin C, vitamin A, vitamin B6, acid folic và chất xơ nên giúp tăng cường đề kháng và thúc đẩy phục hồi chức năng thận hiệu quả.
  • Củ cải trắng: Trong củ cải trắng có lượng lớn vitamin C và hợp chất diuretic tự nhiên. Đây đều là các chất có tác dụng cải thiện chức năng thận, thúc đẩy loại bỏ độc tố và chống viêm cho cơ thể.
  • Quả việt quất: Đây là loại quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời chứa proanthocyanidin – Chất chống oxy hóa rất tốt cho thận và tiết niệu, giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên niêm mạc bàng quang, ngăn ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả.
  • Lòng trắng trứng: Trong lòng trắng trứng gà cung cấp nhiều amino acid thân thiết với thận, trong khi đó lượng protein cũng cao, đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể mà không hại thận.
than yeu
Quả việt quất rất tốt để cải thiện sức khỏe thận

Thực phẩm nên kiêng kị: Bên cạnh chú ý đến những thực phẩm cần bổ sung, người bị thận yếu cần tránh các thực phẩm dưới đây để tránh làm tăng áp lực lên thận, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng.

  • Thực phẩm nhiều muối và đường: Đây đều là 2 chất khiến thận phải hoạt động với công suất lớn hơn bình thường với có thể đào thải khỏi cơ thể. Vậy nên, nếu thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ khiến thận áp lực, dẫn đến suy giảm chức năng, khiến bệnh tình chuyển biến xấu hơn.
  • Thực phẩm giàu đạm: Nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều đạm cũng khiến thận hoạt động với công suất lớn, tình trạng này kéo dài sẽ khiến chức năng thận suy giảm, dẫn đến bệnh lý thận yếu.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ khiến cho hàm lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao. Điều này khiến thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, cần lọc máu với tần suất lớn hơn. Vậy nên, bạn cần tránh ăn quá nhiều các loại đồ ăn chiên xào dầu mỡ, thức ăn nhanh ngoài tiệm.
  • Rượu bia: Rượu bia có chữa các chất như Acid acetic, aldehyde, methanol,… Đây là các chất có thể làm kích thích quá trình sản xuất acid lactic. Lúc này thận sẽ phải ưu tiên đào thải acid lactic khiến cho nồng độ acid uric lắng đọng trong ống thận khiến chức năng thận suy giảm.

Cách phòng tránh thận yếu hiệu quả

Để phòng tránh mắc bệnh thận yếu, đảm bảo chức năng thận luôn được bảo vệ, các bác sĩ cần tiến hành thực hiện các phương pháp phòng tránh sau đây:

  • Uống đủ nước: Đây là một trong những phương pháp ngăn ngừa thận yếu đơn giản, dễ thực hiện nhưng vô cùng cần thiết. Việc đảm bảo uống từ 2 – 2.5 lít nước/ngày sẽ giúp thận loại bỏ ure, natri và các độc tố khỏi cơ thể.
  • Ổn định huyết áp: Các chuyên gia cho biết, huyết áp không ổn định sẽ dễ gây các bệnh lý về tim mạch và cả bệnh liên quan đến thận. Vậy nên, bạn cần đảm bảo huyết áp có chỉ số ổn định, loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến độ ổn định của huyết áp.
  • Duy trì cân nặng: Trọng lượng cơ thể tăng sẽ đồng nghĩa gia tăng áp lực lên thận. Vậy nên bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để giữ cân bằng trong mức cho phép.
  • Kiểm soát đường huyết: Một trong những biến chứng của bệnh đường huyết là thận yếu. Vậy nên, bạn cần kiểm tra đường huyết thường xuyên và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Để đảm bảo chức năng thận, bạn cần loại bỏ ngay các thói quen xấu như thức khuya, làm việc quá sức, stress kéo dài,..
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Các bác sĩ cho biết, dù cảm thấy cơ thể khỏe mạnh nhưng bất cứ ai cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bạn chỉ động phát hiện sớm bệnh lý và có phương pháp khắc phục hiệu quả.
than yeu
Bất cứ ai cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

Bài viết trên đây là chia sẻ thông tin chi tiết các vấn đề liên quan đến bệnh lý thận yếu. Qua đó, hy vọng bạn đọc sẽ có thể xây dựng được kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình hiệu quả nhất. Đừng quên, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến phòng khám hoặc các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ
Nơi làm việc: Trung Tâm THUỐC DÂN TỘC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Anh Đinh Xuân Hoà
Hà Nội
vừa đặt mua thành công.

Zalo

Tin nhắn

Điện thoại

Địa chỉ